1. Không sử dụng các phím tắt
Đây là một sai lầm
sử dụng Photoshop thường gặp ở những designer nghiệp dư. Đừng tốn thời
gian vào việc click chuột nhiều lần để thực hiện các thao tác trong Photoshop -
hãy sử dụng các phím tắt để sử dụng Photoshop nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn.
Những thao tác Photoshop cơ bản như tạo mới layer, nhóm layer, chọn vùng, cắt,
phóng to, thu nhỏ... có thể làm cản trở tiến độ công việc của bạn.
Dưới đây là các
phím tắt được sắp xếp lại dựa theo tài liệu của FPT Arena giúp bạn đọc dễ
dàng phân loại và ghi nhớ theo hệ thống và tiện sử dụng.
Nhóm phím tắt hệ thống FILE
Nhóm lệnh File
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
CTRL + N
|
New
|
Tạo File mới
|
CTRL + O
|
Open
|
Mở file
|
CTRL + ALT + O
|
Open As
|
Mở file từ Adobe Bridge
|
CTRL + W
|
Close
|
Đóng file
|
CTRL + S
|
Save
|
Lưu
|
CTRL + SHIFT + S
|
Save As
|
Lưu ra các dạng #
|
CTRL + ALT + S
|
Save a Copy
|
Lưu thêm 1 bản copy
|
CTRL + P
|
Print
|
In ảnh
|
Nhóm phím tắt F
Nhóm lệnh F
|
Nội dung
|
F1
|
Mở trình giúp đỡ
|
F2
|
Cut
|
F3
|
Copy
|
F4
|
Paste
|
F5
|
Mở Pallete Brush
|
F6
|
Mở Pallete màu
|
F7
|
Mở Pallete Layer
|
F8
|
Mở Pallete Info
|
F9
|
Mở Pallete Action
|
Nhóm lệnh thao tác với
Layer
Lệnh tắt với LAYER
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
CTRL + SHIFT + N
|
New > Layer
|
Tạo Layer mới
|
CTRL + J
|
New > Layer Via
Copy
|
Nhân đôi Layer
|
CTRL + SHIFT + J
|
New > Layer Via
Cut
|
Cắt Layer
|
CTRL + G
|
Group with Previous
|
Tạo nhóm Layer
|
CTRL + SHIFT + G
|
Ungroup
|
Bỏ nhóm Layer
|
CTRL + SHIFT + ]
|
Arrange > Bring to
Front
|
Chuyển Layer lên trên
cùng
|
CTRL + ]
|
Arrange > Birng to
Forward
|
Chuyển Layer lên trên
|
CTRL + [
|
Arrange > Send
Backward
|
Chuyển Layer xuống dưới
|
CTRL + SHIFT + [
|
Arrange > Send to
Back
|
Chuyển Layer xuống dưới
cùng
|
CTRL + E
|
Merge Down
|
Ghép các Layer được
chọn
|
CTRL + SHIFT + E
|
Merge Visible
|
Ghép tất cả các Layer
|
Các lệnh chọn SELECT
trong Photoshop
Nhóm phím SELECT
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
CTRL + A
|
All
|
Chọn tất cả
|
CTRL + D
|
Deselect
|
Bỏ vùng chọn
|
CTRL + SHIFT + D
|
Reselect
|
Chọn lại vùng chọn
|
CTRL + SHIFT + I
|
Inverse
|
Nghịch đảo vùng chọn
|
CTRL + ALT + D
|
Feather
|
Mờ biên vùng chọn
|
CTRL + F
|
Last Filter
|
Lặp lại Filter cuối
cùng
|
CTRL + SHIFT + F
|
Fade
|
Chỉnh Opacity Brush
|
Các phím tắt với nhóm
IMAGE
Nhóm lệnh IMAGE
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
CTRL + L
|
Ajust > Levels
|
Bảng Levels
|
CTRL + SHIFT + L
|
Ajust > Auto
Levels
|
Tự động chỉnh Levels
|
CTRL + ALT + SHIFT +
L
|
Ajust > Auto
Contrast
|
Tự động chỉnh
Contrast
|
CTRL + M
|
Ajust > Curves
|
Bảng Curves
|
CTRL + B
|
Ajust > Color
Blance
|
Bảng Color Blance
|
CTRL + U
|
Ajust >
Hue/Saturation
|
Bảng Hue/Saturation
|
CTRL + SHIFT + U
|
Ajust > Desaturate
|
Bảng Desaturate
|
CTRL + I
|
Ajust > Invert
|
Bảng Invert
|
Cách lệnh tắt với nhóm
lệnh EDIT
Nhóm lệnh tắt EDIT
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
[
|
Zoom + Brush
|
Phóng to nét bút
|
]
|
Zoom - Brush
|
Thu nhỏ nét bút
|
CTRL + Z
|
Undo
|
Trở lại bước vừa làm
|
CTRL + ALT + Z
|
Undo More
|
Trở lại nhiều bước
|
CTRL + X
|
Cut
|
Cắt
|
CTRL + C
|
Copy
|
Copy
|
CTRL + SHIFT + C
|
Copy Merged
|
Copy Merged
|
CTRL + V
|
Paste
|
Paste
|
CTRL + SHIFT + CTRL +
V
|
Paste Into
|
Paste chồng lên
|
CTRL + T
|
Free Transform
|
Xoay hình / Chỉnh ti
lệ
|
CTRL + SHIFT + T
|
Transform > Again
|
Làm lại bước Free
Transform
|
Nhóm phím tắt công cụ
-Toolbar
Nhóm phím tắt công cụ
Tool bar
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
V
|
Move
|
Di chuyển
|
M
|
Marquee
|
Tạo vùng chọn
|
L
|
Lasso
|
Tạo vùng chọn tự do
|
W
|
Magic Wand
|
Tạo vùng chọn theo
màu
|
C
|
Crop
|
Cắt hình
|
I
|
Eyedroppe
|
Chấm màu . Thước kẻ
|
J
|
Healing Brush
|
Chấm sửa chỗ chưa
hoàn chỉnh
|
B
|
Brush
|
Nét bút
|
S
|
Clone Stamp
|
Lấy mẫu từ 1 ảnh
|
Y
|
History Brush
|
Gọi lại thông số cũ của
ảnh
|
E
|
Eraser
|
Tẩy
|
G
|
Paint Bucket
|
Đổ màu/Đổ màu chuyển
|
.
|
Smudge Tool
|
Mô tả hiện tường miết
tay
|
O
|
Burn
|
Làm tối ảnh
|
P
|
Pen
|
Tạo đường path .
vector
|
T
|
Horizontal Type
|
Viết chữ
|
A
|
Path Selection
|
Chọn đường Path .
Vector
|
U
|
Round Retange
|
Vẽ các hình cơ bản
|
H
|
Hand
|
Hand Tool
|
Z
|
Zoom
|
Phóng to / nhỏ hình
|
D
|
Defaul
Background
Color |
Quay về màu cơ bản
ban dầu
|
X
|
Swich
Foreground
& Background color |
Đổi màu trên bảng mà
|
Nhóm phím tắt VIEW
Nhóm phím tắt VIEW
|
Tương ứng
|
Nội dung
|
CTRL + Y
|
Preview>CMYK
|
Xem màu CMYK
|
CTRL + SHIFT + Y
|
Gamut Warning
|
Xem gam màu ngoài hệ
CMYK
|
CTRL + +
|
Zoom In
|
Phóng to
|
CTRL + -
|
Zoom Out
|
Thu nhỏ
|
CTRL + 0
|
Fit on Screen
|
Xem hình tràn màn
hình
|
CTRL + SHIFT + H
|
Hide Path
|
Ẩn các đường Path
|
CTRL + R
|
Show Rulers
|
Hiện thước
|
CTRL + ;
|
Hide Guides
|
Ẩn Guides
|
CTRL + SHIFT + ;
|
Snap To Guides
|
Nhẩy bằng Guides
|
CTRL + ALT + ;
|
Lock Guides
|
Khoá Guides
|
CTRL + “
|
Show Grid
|
Hiện lưới
|
CTRL + SHIFT + ‘
|
Snap To Grid
|
Nhẩy bằng lưới
|
2. Quên không save thường xuyên
Đây có lẽ là sai lầm của
rất nhiều người khi sử dụng các phần mềm của máy tính chứ không riêng gì các
designer. Nếu như có bất kỳ sự cố nào như mất điện hay lỗi phần cứng thì bạn sẽ
mất toàn bộ kết quả làm việc của mình và thật khó để làm lại với nguồn cảm hứng
và sự chăm chút như lúc đầu. Vì vậy, cách giải quyết tốt nhất cho sai lầm
khi sử dụng Photoshop này là hãy tập thói quên đừng quên save thường xuyên
nhé.
3. Không sử dụng layer và folder
Tạo layer là một tính
năng trung tâm của Photoshop. Các layer giúp bạn thực hiện một dự án dễ dàng
hơn vì nó giúp bạn dễ chỉnh sửa, sao chép và còn nhiều hơn thế. Một sai lầm phổ
biến mà người mới sử dụng Photoshop là không tạo đủ layer, họ chỉ hối tiếc sau
khi họ nhận ra rằng các layer giúp họ chỉnh sửa mọi thứ nhanh hơn nhiều.
Nhiều nhà thiết kế có
kinh nghiệm đã tránh khỏi sai lầm trên - nhưng họ lại mắc phải lỗi khác là
không tổ chức các layer và cấu trúc chúng vào các thư mục đúng cách. Điều này
có vẻ như không cần thiết nhưng thật sự nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời
gian và tránh các rắc rối khác. Nếu bạn phải bàn giao công việc của bạn cho nhà
thiết kế khác, họ sẽ rất cảm ơn bạn nếu bạn tạo đủ layer, sắp xếp các layer và
các folder gọn gàng.
4. Điều chỉnh vĩnh viễn
Cũng giống như điều số
3, việc chỉnh sửa trực tiếp các điểm ảnh mà bạn sẽ không thể hoàn tác, hay thay
đổi được nữa là một sai lầm sử dụng Photoshop rất phổ biến. Để tránh điều này,
bạn nên sử dụng Layer Masks hơn là công cụ tẩy. Sử dụng smart object thay vì
các rasterized layers.
5. Mặc định cho CMYK
Đừng cho rằng chế độ
màu CMYK luôn luôn là lựa chọn tốt nhất cho công việc in ấn.
Thiết kế ở chế độ CMYK
trong Photoshop không phải là luôn luôn là cách tốt nhất khi nói đến việc in
tác phẩm. Sử dụng CMYK trong thiết kế có thể khiến bạn gặp một số hạn chế nhất
định như một số chức năng hoặc bộ lọc (filter) không làm việc và kích thước tập
tin sẽ lớn hơn. Đôi khi bạn nên làm việc trong chế độ màu sắc RGB và sau đó
chuyển đổi các tập tin sang CMYK ở các giai đoạn gần cuối.
6. Retouching quá nhiều
Điều này có vẻ
hơi buồn cười nhưng bạn không nên lạm dụng Photoshop quá đà và cho ra đời những
sản phẩm hoàn hảo đến mức giả tạo. Ví dụ như làm mịn da của người mẫu một cách
tuyệt đối sẽ khiến cô ấy trông thật đáng sợ và nhàm chán.
7. Dựa vào stock image quá nhiều
Lạm dụng Stock
photo là một sai lầm khi sử dụng Photoshop mà không phải ai
cũng dễ dàng nhận ra. Đôi khi việc sử dụng Stock photo là điều rất cần thiết
nhưng đôi khi tốt hơn hết là bạn hãy ra ngoài và tự chụp một bức ảnh theo ý
mình. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể tự minh họa, tự tạo ra hình ảnh mà
mình cần? Một điều đáng ghi nhớ nữa là bạn nên có những kỹ năng để chọn stock
image cho thật phù hợp và chỉ chỉnh sửa chúng khi thật cần thiết.
8. Sử dụng Photoshop cho tất cả mọi thứ
Photoshop không phải là
phần mềm thiết kế duy nhất. Các ứng dụng khác, chẳng hạn như Sketch, có thể thực
hiện công việc cũng rất tốt. Photoshop là một công cụ rất linh hoạt, nhưng
không nhất thiết phải là phần mềm hoàn hảo cho mọi công việc thiết kế. Ví dụ, nếu
bạn đang tạo ra một biểu tượng dựa trên vector, tốt hơn bạn nên sử dụng Illustrator.
9. Sử dụng Desaturate để chuyển đổi hình ảnh
đen-trắng
Bạn làm gì khi cần biến
một bức ảnh màu thành đen trắng? Chọn Image> Adjustments> Desaturate?
Đúng là cách này có thể biến tất cả các màu sắc trong ảnh trở thành đen và trắng,
tuy nhiên nó thường dẫn đến một bức ảnh vô hồn.
Thay vào đó, bạn nên chọn
Image> Adjustments> Channel Mixer. Đánh dấu vào đơn sắc và sau đó điều chỉnh
Red, Green và thanh trượt kênh Blue cho đến khi bạn đạt được kết quả mong muốn.
10. Làm việc với 72dpi
Độ phân giải mặc định của
Photoshop là 72dpi (dots per inch), hầu hết phù hợp cho các trang web. Nhưng độ
phân giải này không nên được sử dụng cho việc in ấn. Khi bắt đầu một dự
án, hãy đảm bảo rằng bạn đã thiết lập dpi chính xác cho công việc bạn đang làm
(chế độ in thường là 300dpi) để tránh những phiền phức cho quá trình in ấn.
Nguồn: designs.vn
Tin tức khác:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét