Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Xử lý hậu kỳ: Làm mịn da hiệu quả và đơn giản, 100% bằng Photoshop CS

Có rất nhiều cách thức và công cụ để xử lý ảnh số nhưng trong phần này chia sẻ cách làm mịn da rất hiệu quả và đơn giản, 100% bằng Photoshop. Rất dễ thực hiện. Xin giới thiệu các bạn.
Có rất nhiều cách để làm mịn da, mình có cách này rất hiệu quả và dể làm, đặc biệt là hoàn toàn 100% bằng PS. Photoshop phiên bản nào cũng được, từ 5.0 đến CS3 đều được.

Các ví dụ minh họa :


1/Đầu tiên bạn Ctr+J để có lớp copy (layer 1).
Sau đó vào Filter/Blur/Gaussion blur : (thông số mình chọn cho ảnh này là 12) Nếu ảnh có size lớn hơn thì các bạn dùng thông số lớn hơn.

2/Nhấn phím V rồi phím số 6 để layer 1 có opacity là 60%
Tạo layer mask (mặt nạ lớp) rồi nhấn Ctr+i để có mask màu đen.

3/Nhấn phím B rồi phím D sau đó nhấn phím số 5 để chọn công cụ Brush màu trắng với opacity là 50%

4/Đến đây bạn muốn da mịn chổ nào thì quét cọ Brush vào chổ đó. Muốn mịn nhiều thì quét nhiều lần, còn muốn mịn ít thì ngược lại.
Lưu ý : nếu lở tay quét vào những vùng không muốn làm mịn (như râu chẳng hạn), để khắc phục bạn chỉ cần nhấn phím X để cọ Brush có màu đen rồi quét vào chổ đã bị làm mịn đó, ảnh sẽ nét trở lại.
Tóm lại chổ nào muốn mịn quét cọ màu Trắng. Chổ nào muốn nét quét cọ màu Đen.

Rất đơn giản phải không?
Cách thực hiện tạo mask minh họa bổ sung cho dễ hiểu:
                                                 .

Để có Brush trắng hay brush đen lưu ý như sau :
+ Nhấn phím B để chọn công cụ Brush tool
 + Nhấn phím D để hộp màu (color box) trở về màu mặc định (trắng và đen)

- Nếu làm việc với layer (không phải làm việc với mask) thì khi nhấn phím D foreground color sẽ có màu đen, tức là  đang dùng Brush đen.
- Nếu làm việc với mask (không phải làm việc với layer) thì khi nhấn phím D foreground color sẽ có màu trắng, tức là  đang dùng Brush trắng.
Nói cách khác thì màu của foreground color chính là màu của cọ Brush.

Để chuyển đổi nhanh 2 màu foreground và background (tức muốn chuyển từ brush đen sang Brush trắng và ngược lại)  ta nhấn phím X.


Làm xong bước 4  Save lại là hoàn thành ...

Kỹ thuật cơ bản chỉnh sửa ảnh phong cảnh, chân dung

Để có một bức ảnh như ý, ngoài việc chụp ảnh tốt, bạn cũng cần phải nắm được những kỹ thuật chỉnh sửa ảnh cơ bản nhất. Hiện nay có nhiều phần mềm để chỉnh sửa ảnh, nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là Adobe Photoshop.

photoshop phongcanh chandung 
Phần mềm chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop CS5 
Phần mềm chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop đã đi đến phiên bản CS5, nhưng những bước cơ bản để chỉnh sửa ảnh thì đã khá hoàn thiện từ những phiên bản đầu tiên và không có nhiều thay đổi. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về những tính năng cần thiết và cơ bản của Photoshop để bạn có thể tự làm những bức ảnh của mình đẹp hơn.

Chỉnh sửa ảnh phong cảnh


photoshop phongcanh chandung
Một chút Photoshop khiến bức ảnh thêm huyền diệu hơn
Để có 1 bức ảnh phong cảnh đẹp, ngoài yếu tố góc máy, điều chỉnh chế độ chụp, điểm quan trọng nhất chính là yếu tố khoảnh khắc. Một bức ảnh hoàn hảo nhất sẽ là khi bạn bắt được những khoảnh khắc kì diệu của thiên nhiên hay thời tiết. Chỉnh sửa một chút với Photoshop, những bức ảnh này sẽ đẹp hơn, hấp dẫn hơn và độc đáo hơn.

photoshop phongcanh chandung
Chụp bằng file RAW sẽ cho phép chỉnh sửa gần như toàn bộ thông số của bức ảnh

Đối với những người chụp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp, họ thường chụp với định dạng file RAW. Định dạng này cho phép bạn có thể chỉnh sửa hầu hết những yếu tố trên bức ảnh: White Balance, Contrast & Brighness, Clarity, Vibrance, Saturation…

photoshop phongcanh chandung
Một bức ảnh không cần chỉnh sửa nhiều

Chỉnh sáng tối

Xử lý ảnh trên file ảnh thông thường đơn giản hơn khá nhiều. Lệnh cơ bản đầu tiên là Ctrl+M, chỉnh sáng tối Curve. Sử dụng Auto giúp cân bằng lại sáng tối cho bức ảnh. Auto kết hợp với chỉnh sáng tối bằng tay sẽ khiến bạn ưng ý hơn với tác phẩm của mình. Đôi khi Auto hoạt động không hiệu quả và làm thay đổi màu sắc thật của bức ảnh, hãy chỉnh nhẹ nhàng trong khung Curve để đạt được độ sáng tối như ý mà vẫn giữ được ảnh gốc.

Lệnh cân bằng sáng tối Ctrl+L cũng quan trọng trong ảnh phong cảnh. Cũng có chế độ Auto để cân bằng sáng tối cho bức ảnh. Nếu bạn muốn tự làm, có 2 phần Input Levels và Output Levels cho bạn “mò mẫm”.

Chỉnh màu sắc

Chỉnh sửa Hue/Saturation bằng lệnh Ctrl+U. Không có chức năng Auto ở tính năng này, việc bạn làm là thay đổi thông số ở các cột Hue, Saturation và Lightness. Chỉnh sửa một chút theo trí nhớ, bạn sẽ có những bức ảnh y hệt với màu sắc và độ tươi của cảnh thật. Phá cách một chút bằng việc thay đổi mạnh mẽ những thông số, bạn sẽ có những bức ảnh thiên nhiên rất độc đáo, rất sáng tạo.

Cân bằng màu sắc Ctrl+B là công cụ thay đổi hay kích màu hiệu quả. Tính năng này cũng không có chức năng Auto, việc của bạn cũng là xử lý bằng tay tùy theo cách bạn muốn chỉnh sửa.

4 công cụ trên là tương đối đầy đủ cho một người chưa bao giờ sử dụng Photoshop làm đẹp cho bức ảnh của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các Layer để phối màu từng vùng, tạo khoảng sáng tối khác nhau; thậm chí sử dụng các công cụ tẩy xóa như Brush (B) hay clone (S) để xử lý các vùng thừa trên ảnh.

Chỉnh sửa ảnh chân dung

photoshop phongcanh chandung
Photoshop cho mẫu là việc không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Với những người chụp nghiệp dư, nét đẹp khuôn mặt hay cơ thể là điểm nhấn nổi bật trên những bức ảnh chân dung. Nếu đối tượng chụp có một vài khuyết điểm sẽ khiến những bức ảnh kém phần hấp dẫn. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ chỉnh sửa của Photoshop là không thể thiếu, nếu bạn muốn người được chụp và cả người xem cảm thấy ưng ý với bức ảnh của bạn.
 
photoshop phongcanh chandung
Sử dụng công nghệ Photoshop để tạo những bức ảnh theo phong cách riêng

Về cơ bản, chỉnh sửa vẫn bao gồm 4 công cụ chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, kích màu như chụp phong cảnh: Ctrl+M, Ctrl+L, Ctrl+U, Ctrl+B. Bạn cũng có thể thay đổi tone màu theo ý thích bằng Layers, hay làm đen trắng cả khung hình để làm nổi bật chủ thể.

photoshop phongcanh chandung
Nổi bật cô bé trong bức ảnh bằng xử lý đơn giản  
Một công đoạn quan trọng không thể bỏ qua là chỉnh sửa khuôn mặt chủ thể. Việc làm trắng mịn da, xóa mụn, make up lại khuôn mặt là cần thiết. Bạn có thể sử dụng các công cụ trên Photoshop như Healing Brush Tool (J) , Patch Tool (J) hay Clone Stamp Tool (S) . Sử dụng Blur để làm mịn da, tăng sáng cho mặt, làm trắng răng, xóa bỏ mắt đỏ nếu có, đánh phấn hồng cho má, thêm son cho môi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Plugin hỗ trợ trong Photoshop như Neat Image làm mịn da, hay Imagenomic Portraiture…

Nếu muốn chỉnh sửa kích cỡ khuôn mặt hay thay đổi số đo một vài vòng không như ý muốn, bạn cần sử dụng đến công nghệ “Co - Kéo” Liquify – với phím tắt Ctrl+Shift+X. Đây là việc không hề đơn giản, nếu thậm chí là phần khó khăn nhất trong công nghệ Photoshop. Nếu các bạn khéo léo và biết cách thêm bớt thì chắc chắn chủ thể trong ảnh sẽ trở thành siêu mẫu, nhưng đừng quá lạm dụng  công cụ này, bởi nó có thể biến chủ thể của bạn thành một con người hoàn toàn khác.

Rõ ràng, việc chỉnh sửa ảnh với Photoshop không hề đơn giản nhưng nếu nắm được những kỹ thuật cơ bản, bạn vẫn có thể tự chỉnh sửa những bức ảnh do mình chụp trở thành những bức ảnh đẹp lung linh và độc đáo hơn rất nhiều.

Phong phú Nghề Thiết kế đồ họa

Có thể nói, rất nhiều “lời đồn đại” rằng thiết kế đồ họa là nghề hái ra tiền. Quả thật cũng có nhiều chuyên viên về ngành này được săn đón. Tuy nhiên, “thiết kế đồ họa” là một cụm từ khá rộng, bao gồm nhiều loại kỹ năng khác nhau, cho nên cần hiểu rõ ràng và chi tiết hơn mới có thể nhận định về nghề này. Bài viết này xin điểm qua một vài nét về vấn đề này.

Không phải “designer” nào cũng giống nhau

Trước hết, có thể tạm định nghĩa “thiết kế đồ họa” là sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật (và cả phim ảnh nữa). Hiện nay, ngành thiết kế đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi, cũng chính vì thế nên có nhiều loại phần mềm, công cụ khác nhau để thực hiện những loại việc khác nhau (dù hay bị “người ngoài” gom chung là thiết kế). Chính sự phong phú này dẫn đến việc xuất hiện nhiều “dân đì-sai” có những kỹ năng chuyên sâu khác nhau.

Chẳng hạn hiện nay chúng ta có những phần mềm đồ họa thông dụng như CorelDRAW, Photoshop, Illustrator,... Các phần mềm này có thể thuộc dạng đồ họa vec-tơ (tức dùng công thức toán để lưu trữ hình ảnh, giúp hình không bị biến dạng khi thay đổi kích thước) như CorelDRAW, Illustrator; hoặc dạng đồ họa điểm ảnh (bitmap) như Photoshop. Tùy theo tính năng từng phần mềm để nhà thiết kế chọn dùng cho từng trường hợp, ví dụ vẽ các họa tiết dùng hay chỉnh sửa, làm đẹp hình ảnh. Tất nhiên, hầu hết designer đều biết sử dụng nhiều phần mềm, nhưng do công việc chuyên môn hóa cao, nên hiện nay thường có xu hướng tập trung kỹ năng theo thao tác hằng ngày. Đó là chưa nói tới các phần mềm đồ họa multimedia (đa phương tiện), đồ họa kỹ xảo 3D,...

Vì vậy, “dân đì-sai” có thể là người chuyên phục hồi ảnh cũ, người thiết kế quảng cáo, người tạo mẫu bìa báo, người thiết kế logo, người (tham gia) làm kỹ xảo điện ảnh, thiết kế hình ảnh cho Web,... Những công việc này có thể khác nhau rất nhiều, dẫn đến yêu cầu, thu nhập cũng không tương đồng. Không chỉ như vậy, có nhiều vị trí đòi hỏi những kỹ năng bổ sung để có thể tác nghiệp được (vẽ tay, phần mềm multimedia, sáng tạo trong thiết kế,.,.).
Vậy ta phải học như thế nào?

Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, ngoài việc đi học, bạn cần có thời gian để luyện tập hoặc làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”.

Khi chọn khóa học, bạn cũng nên tham khảo kỹ nội dung giảng dạy, để chọn lựa phù hợp với định hướng công việc muốn làm trong tương lai. Một số nơi giảng dạy trên máy Macintosh (là loại máy mạnh về đồ họa, được giới designer ưa chuộng) cũng là yếu tố lợi thế để học viên quen dùng. Tuy nhiên, học sử dụng phần mềm trên máy PC hay Mac đều đáp ứng được. Một yếu tố “đầu vào” quan trọng là bạn phải yêu thích (hoặc có khiếu càng tốt) về mỹ thuật, về đồ họa.

Nếu bạn thật sự đã xác định hướng đi về ngành này, có thể mạnh dạn theo hẳn một khóa dài hạn 1-2 năm. Còn nếu đang lưỡng lự chưa biết mình có phù hợp hay không, hãy đăng ký một khóa “nhập môn” để tìm hiểu. Có thể nói nghề “designer” có rất nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới. Nếu say mê, bạn đừng để chậm chân trong con đường nghề nghiệp thú vị này.


10 Kỹ Năng Quan Trọng Mọi Nhà Thiết Kế Đồ Hoạ Cần Có


Để trở thành nhà thiết kế đồ hoạ giỏi, bạn cần có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là 10 kỹ năng quan trọng mà Việt Tâm Đức  nghĩ rằng mọi nhà thiết kế đồ hoạ cần phải trang bị cho mình để thành công trong sự nghiệp.

1. Xây dựng phong cách


Phong cách có thể ví như là “chữ ký” của nhà thiết kế đồ hoạ. Khi thiết kế của bạn hướng tới một đối tượng khách hàng nào đó, phong cách của bạn sẽ để lại cho họ những ấn tượng nhất định. Đó chính là một trong những kĩ năng của một nhà thiết kế đồ họa, một chiếc chìa khoá để thành công trong lĩnh vực này.

Nhiều nhà thiết kế đồ hoạ , đặc biệt là những người mới học nghề, những người chưa có nhiều kinh nghiệm thường cố gắng thử nghiệm với nhiều phong cách thiết kế thời thượng để nổi bật hơn. Tuy nhiên, phong cách phải là điều mà nhà thiết kế thật sự mong muốn, yêu thích và thể hiện được cá tính độc đáo của họ. Nếu bạn muốn mình hoàn toàn làm chủ một phong cách, bạn nên nghiên cứu lịch sử của nó để có hiểu biết toàn diện về phong cách mà bạn theo đuổi.

2. Khả năng quản lý dự án


Nhiều nhà thiết kế vẫn còn phân vân về việc nên trở thành một nhân viên thiết kế cho một văn phòng, tổ chức hay trở thành nhà thiết kế độc lập, tự do. Thật ra, một nhà thiết kế mà có khả năng quản lý dự án của mình sẽ tốt hơn là một người chỉ biết ngồi yên một chỗ và cần người khác chỉ bảo phải làm gì. Đây chính là một kỹ năng quan trọng đối với một nhà thiết kế đồ hoạ. 

ky_nang_nha_thiet_ke_do_hoa

Khả năng lãnh đạo là một trong những thế mạnh khi quản lý một dự án thiết kế. Đảm nhiệm một dự án thiết kế mới, một trách nhiệm mới nghĩa là quản lý phạm vi quyền hạn bạn có để thúc đẩy dự án một cách hiệu quả. Hãy chắc rằng bạn sẽ có những quyền hạn nhất định trong tay với dự án thiết kế của mình trước khi bạn triển khai nó nhé.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cũng cần có đủ sự linh hoạt để nhận ra khi nào các kế hoạch cần được thay đổi. Bạn cần có những kế hoạch, những chiến lược riêng để mọi thứ có kết quả tốt.

3. Thiết kế Typography


ky_nang_nha_thiet_ke_do_hoa

Ngành công nghiệp quảng cáo yêu cầu nhà thiết kế đồ hoạ cần phải hiểu biết về giao tiếp, truyền thông, vì vậy họ cần bạn thiết kế những font chữ rõ ràng, dễ đọc, thú vị và ấn tượng. Thiết kế font chữ là một kỹ năng không thể thiếu với những nhà thiết kế đồ hoạ. Những Typography được thiết kế tốt sẽ là một điểm cộng rất lớn cho portfolio của bạn bởi vì Typography được coi là ngôn ngữ của thiết kế đồ hoạ. Những chữ cái đến từ các hình dạng, màu sắc, kiểu dáng khác nhau sẽ tạo cho tác phẩm của bạn sự độc đáo. Nếu môt nhà thiết kế không biết cách sử dụng nghệ thuật font chứ hiệu quả, họ sẽ khó có thể thành công trong việc truyền đạt thông điệp đến người xem.

4. Suy nghĩ sáng tạo


 ky_nang_nha_thiet_ke_do_hoa

Suy nghĩ sáng tạo được coi là một trong những kỹ năng vô cùng đáng giá của nhà thiết kế đồ hoạ. Khả năng có thể biến một thứ tầm thường hoặc dở dang trở nên đáng nhớ hay suy nghĩ, tưởng tượng sáng tạo vượt ra khỏi những khuôn phép thông thường là những yếu tố khiến nhà thiết kế giỏi nảy ra những ý tưởng xuất sắc.

5. Hiểu biết về thiết kế in


ky_nang_nha_thiet_ke_do_hoa

Một kỹ năng quan trọng khác của một nhà thiết kế đồ hoạ thành công là am hiểu vầ thiết kế in. Đó là khả năng sử dụng các chương trình, phần mềm thiết kế khác nhau. Đó là sự am hiểu về quy trình in ấn. Đó là sự hiểu biết về cách thể hiện ý tưởng như sử dụng màu sắc, bố cục thiết kế, ánh sáng, hiệu ứng... Những kỹ năng này là những kỹ năng cơ bản để một nhà thiết kế thể hiện sáng tạo của mình, nhất là ở những lĩnh vực đồ hoạ ứng dụng như thiết kế bao bì, poster, áo phông, brochure, thiệp mời...

6. Kỹ năng phác thảo


ky_nang_nha_thiet_ke_do_hoa

Khó có thế phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng phác thảo. Dù bạn sử dụng những phần mềm thiết kế để làm nên những sáng tạo của mình nhưng bạn vẫn cần kỹ năng phác thảo để có thể ghi lại những ý tưởng của mình mọi lúc mọi nơi và giúp bạn tưởng tượng ra thiết kế của mình một cách rõ ràng cũng như thiết kế chi tiết, tỷ mỷ nhất.

7. Thiết kế trang web


Nhà thiết kế đồ hoạ được trông đợi sẽ có những hiểu biết cơ bản về HTML và CSS cũng như là những tiêu chuẩn, chuẩn mực về trang web. Vô vàn những cánh cửa sẽ mở ra, đem đến cho bạn nhiều khách hàng nếu bạn biết thiết kế trang web và trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ thành công trên nhiều lĩnh vực.

8. Nhiếp ảnh


Để trở thành một nhà thiết kế giỏi, sớm hay muộn bạn cũng sẽ cần phải chụp ảnh. Chụp ảnh giúp bạn có những góc nhìn khác nhau về sự vật, có thêm nhiều trải nghiệm trong cuộc sống và gợi cảm hứng cho công việc thiết kế của bạn.  

9. Kỹ năng giao tiếp


ky_nang_nha_thiet_ke_do_hoa

Nhà thiết kế cần có kỹ năng giao tiếp tốt để thành công. Nhà thiết kế cần phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, cần phải xây dựng mối quan hệ tốt và sự tin tưởng với khách hàng. Họ cần thể hiện, bàn bạc, thuyết phục khách hàng về những ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, họ cũng cần có kỹ năng làm việc nhóm để hợp tác tốt với các đồng nghiệp.   

10. Nhạy bén về kinh doanh


Kỹ năng quan trọng cuối cùng mà tôi muốn đề cập đó là nhạy bén về kinh doanh. Để cho ra đời những logo hiệu quả, những bộ nhận diện thương hiệu chất lượng... nhà thiết kế cần hiểu về công việc kinh doanh của khách hàng, đồng thời có sự nhạy bén nhất định để những thiết kế của mình có thể đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là sự thông minh mà không phải nhà thiết kế nào cũng dễ dàng có được. 

Thiết kế đồ họa là gì?

Cuộc sống xung quanh ta, bất cứ chỗ nào cũng tồn tại cái gọi là "thiết kế đồ họa", tất cả những poster, tờ rơi, quảng cáo, bìa tạp chí, sách báo, logo, trang web thậm chí là những hoa văn trên áo, 1 hình trang trí hay tấm danh thiếp nhỏ bé, cũng đều là sản phẩm của thiết kế đồ họa. Vậy trước tiên ta cần hiểu thiết kế đồ họa là gi?

thiet_ke_do_hoa

Thật là khó để định nghĩa một cách chính xác tuyệt đối cho khái niệm này bởi nó quá rộng và bao hàm quá nhiều thứ. Tuy nhiên, có thể nói một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, thiết kế đồ họa là việc sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật (và cả phim ảnh nữa). Người thiết kế đồ họa tốt phải có những yêu cầu như: vận dụng thành thạo những kỹ năng thiết kế, các phần mềm thiết kế, có sự sáng tạo để truyền đạt thông tin qua tác phẩm của mình đến người đọc, nắm bắt được mục đích của khách hàng… Một tác phẩm thiết kế tốt là một tác phẩm mà khi nhìn vào, chúng ta thấy được vẻ đẹp của nó, sự hài hòa về hình ảnh, chữ, màu sắc, và thông điệp mà nó muốn gửi đến người xem.


Đồ họa ứng dụng luôn gắn liền với cuộc sống. Chúng ta dễ dàng nhận ra qua những ấn phẩm rất gần gũi và thân thiện như thiệp mời, danh thiếp, hay những tờ gấp quảng cáo, trên vỏ đựng sản phẩm (bao bì), logo…hoặc trên những ấn phẩm mang giá trị tinh thần như bìa sách, truyện tranh… hay góp phần thông tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm… đến người tiêu dùng qua các kênh truyền thông khác: poster, truyền hình, internet… Chính vì vậy thiết kế đồ họa là một công việc có nhiều cơ hội để phát triển trong xã hội ngày nay.

thiet_ke_do_hoa_la_gi

thiet_ke_do_hoa_la_gi

Một số thuật ngữ cần biết trong thiết kế đồ họa


Để làm quen với thiết kế đồ họa, các bạn cũng nên biết một số thuật ngữ mà dân “designer” hay sử dụng nhé.

- Typography:  Từ ghép bởi "Typo" "và graphic" để mô tả nghệ thuật sắp đặt và kỹ thuật ghép chữ trong in ấn, có thể gọi đơn giản là nghệ thuật font chữ.

thiet_ke_do_hoa_la_gi

- Imagery: Nghệ thuật tạo hình

- Layout: Bản thiết kế.

- Illustration: Minh họa.

thiet_ke_do_hoa_la_gi

- CorelDRAW, Photoshop, Illustrator: Tên một số phần mềm phổ biến và cực kỳ hữu dụng dành cho các nhà thiết kế đồ họa để họ có thể thỏa sức sáng tạo.

- 2D: Không gian hai chiều

- 3D: Không gian ba chiều

- Concept: Ý tưởng thiết kế lớn, bao trùm.

Tôi có khả năng trở thành nhà thiết kế đồ họa giỏi không?


thiet_ke_do_hoa_la_gi

Nếu bạn đang băn khoăn câu hỏi trên thì xin thưa, câu trả lời là hoàn toàn có thể, miễn là bản thân bạn có những yếu tố sau. Thứ nhất, bạn phải có tư duy,  ý tưởng sáng tạo bởi nó là điều cơ bản để bạn có thể theo đuổi bất kỳ một ngành nghệ thuật, thiết kế nào. Thứ hai, bạn phải sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa, chúng chính là cánh tay đắc lực để bạn thể hiện thiết kế của mình. Thứ ba, bạn cũng cần có hiểu biết về chuyên môn thiết kế đồ họa cũng như về thế giới xung quanh để mỗi tác phẩm của bạn đều hữu dụng cho khách hàng.

Tôi tin rằng, với niềm đam mê và sự không ngừng học hỏi, các bạn trẻ đã, đang và sẽ trở thành nhà thiết kế đồ họa sẽ có những tác phẩm thật thú vị và xuất sắc, không chỉ để thỏa mãn niềm yêu thích của chính các bạn mà còn góp phần tô đẹp cuộc sống.  

Những bức vẽ đồ họa trông như ảnh chụp

Bằng những công cụ đồ họa trên máy tính, các nghệ sĩ đã tạo ra nhiều tác phẩm sống động và chi tiết như thật.
Tổng hợp những bức vẽ ấn tượng nhất:

CG-1-jpg[1348063263].jpg
Tác giả: Kuan Fu Sun.
CG-2-jpg[1348063263].jpg
Tác giả: Benjamin Brosdau.
CG-5-jpg[1348063263].jpg
Tác giả: Bertrand Benoit.
CG-6-jpg[1348063263].jpg
Tác giả: Meny Hilsenrad.
CG-15-jpg[1348063263].jpg
Tác giả: Marek Denko.
CG-16-jpg[1348063263].jpg
Tác giả: Marek Denko.
CG-18-jpg[1348063263].jpg





Huyền thoại Audrey Hepburn sống lại nhờ đồ họa 3

25 năm sau khi qua đời, nữ diễn viên nổi tiếng Audrey Hepburn lại xuất hiện đầy lộng lẫy và xinh đẹp trong quảng cáo chocolate dài 1 phút. 
 
Những bức vẽ đồ họa trông như thật

Không ai đóng vai Audrey Hepburn tốt như Audrey Hepburn. Vì thế, qua "phép thần" là các phần mềm đồ họa, công ty kẹo Galaxy đã phối hợp với hãng chuyên về hiệu ứng hình ảnh Framestore để tạo dựng lại ngôi sao này từ máy tính dù ban đầu gặp không ít khó khăn trong việc tái tạo đôi mắt, làn da như thật.
star-1-jpg-1362270402_500x0.jpg
star-8-jpg-1362270403_500x0.jpg
star-3-jpg-1362270403_500x0.jpg
star-5-jpg-1362270403_500x0.jpg
star-6-jpg-1362270403_500x0.jpg

Học thiết kế đồ họa tại công ty Việt Tâm Đức

  Học thiết kế đồ họa  là nhu cầu cần thiết hiện nay, không chỉ tăng khả năng kiếm việc mà còn nâng cao thu nhập cho Bạn.Bất cứ sản phẩm quảng cáo, in ấn nào cũng cần thiết kế, đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của sản phẩm quảng cáo, chiến dịch marketing, các sự kiện,... 

Học Thiết kế Đồ Họa không sợ thất nghiệp :

Bạn có thể kiếm ngay việc làm khi chưa tốt nghiệp bằng cách làm cộng tác viên cho các website tin tức, website thương mại điện tử,...Nếu khả năng tư duy sáng tạo tốt, Bạn có thể được tham gia vào các dự án lớn cho các sự kiện, thiết kế website,... vừa kiếm thêm thu nhập, vừa nâng cao kinh nghiệm thực tế. Sau khi hoàn tất chương trình học thiết kế, Bạn có thể làm việc ngay tại các công ty chuyên về thiết kế. Và đây cũng là sự chọn lựa của các bạn trẻ hiện nay.
Nghề thiết kế đồ họa có thu nhập cao:

Thu nhập bình quân của ngành tầm 6 triệu/tháng, đây là mức thu nhập tương đối cao trong tất các các ngành nghề. 
Ngoài ra thu nhập của bạn cũng sẽ không giới hạn nếu tham gia vào các website freelancer (thiết kế website, thiết kế logo, thiết kế profile,...) để tự nâng cao thương hiệu bản thân cũng như có nguồn thu nhập cao.

Học Thiết kế Đồ Họa có khó không?

Thiết kế đồ họa không khó nếu bạn thật sự đam mê và có chút sáng tạo và tư duy thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực thiết kế bạn cũng phải học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm bản thân của những người đi trước. Nhưng Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu mình không có khả năng sáng tạo vì nó chỉ chiếm 50% cho sự thành công của Bạn, 50% còn lại là phụ thuộc hoàn toàn vào đam mê, kinh nghiệm học hỏi của Bạn như ông bà ta thường nói " Trăm hay không bằng tay quen".
khóa học thiết kế đồ họa
Bạn có cơ hội được hỗ trợ 10 triệu đồng tiền học phí ( cho học viên đạt trên 75% số điểm thi đầu vào ) và cơ hội nhận 01 laptop cho thủ khoa khóa đầu tiên.
Ngoài ra, đào tạo 3D cũng là 1 thế mạnh của trung tâm, trong đó đào tạo làm phim hoạt hình với giáo trình hiện đại cập nhật thường xuyên các công nghệ mới trong lĩnh vực làm phim hoạt hình 3d, sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ các kiến thức từ căn bản đến nâng cao. Đào tạo bạn trở thành chuyên gia làm phim hoạt hình, làm quảng cáo 3d chuyên nghiệp.