Adobe photoshop là một phần mềm chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ nhất hiện nay và được nhiều người trên thế giới sử dụng. Có rất nhiều chức năng cũng như các thủ thuật được ẩn dấu dưới giao diện của các Pallete mà phải làm việc lâu năm với nó bạn mới khám phá ra được. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu một số thủ thuật photoshop hay qua kinh nghiệm sử dụng phần mềm mà có được, hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người dù là người mới học hay đã thành thạo photoshop.
Giao diện:
1. Trên Palette Navigator bạn có thể nhập số tùy ý để
tăng giảm độ phóng to thu nhỏ nhưng nếu sau khi nhập bạn nhấp Shift + Enter (
thay cho Enter như bình thường vẫn làm ) thì các số phần trăm phóng to đó sẽ ở
trạng thái đang được bôi chọn - bạn có thể nhập ngay số khác nếu muốn mà không
cần phải di chuột vào đó để bôi đen.
2. Nhấp Alt để chuyển nút Cancel thành nút Reset đối
với các hộp thoại cần Reset lại trạng thái mặc định của ảnh trước khi áp dụng
các biến đổi. Ví dụ khi bạn muốn kích thước ảnh trở về ban đầu, hãy nhấn giữ Alt và click vào nút Reset.
Trước khi nhấp Alt Sau khi nhấp Alt
3. Ấn Caplock để chuyển đổi giữa con trỏ "chính xác" và con trỏ "thường" - đặc biệt hữu ích khi dùng Brush .
4. Click đúp chuột vào nền của PTS (nền xám) để mở ảnh như ta nhấp File / Open (Ctrl + O).
5. Giữ Shift và click đúp chuột vào nền xám của PTS
để mở File Browse thay vì Ctrl + Shift + O (File / Browse).
6. Để thay đổi kích thước hộp thoại Curve (Ctrl +
M) bạn click chuột vào nút phóng to ở góc phải phía dưới hộp thoại Curve
Bạn giữ Alt và click chuột trái vào ô lưới để thay đổi
kích thước của ô lưới này
Công cụ
1. Với các Brush --> muốn vẽ các đường thẳng bạn
nhấp 1 điểm sau đó nhả chuột rồi giữ Shift và nhấp tiếp điểm thứ 2 bạn sẽ được
một đường thẳng nối hai điểm đó.
2. Nếu muốn tạm thời chuyển qua Move Tool bạn hãy giữ
Ctrl, hay muốn tạo bản sao của một lớp hãy giữ Alt + Ctrl và kéo chuột vào lớp muốn
tạo bản sao (nếu đang dùng Move Tool bạn chỉ cần giữ Alt).
3. Để tạm thời chuyển
sang công cụ bàn tay (Hand Tool - H) hãy nhấn phím dấu cách (Space).
4. Giữ Ctrl + Space (dấu cách) hay Alt + Space để
tạm thời chuyển qua Zoom In hay Zoom Out.
5. Nhấp Ctrl và + hay - để phóng to hay thu nhỏ. Nếu bạn giữ thêm nút Alt thì ảnh phóng to sẽ vừa với cửa sổ mở ra mà
không có rìa xám bao quanh ảnh.
6. Giữ Alt dùng công cụ hút màu (Eye Drop Color ) để
lấy màu đó làm màu cho Back Ground.
7. Bạn dùng Measure Tool để đo đoạn thẳng, tuy nhiên nó cũng có thể dùng đo khá chính xác một góc bất kỳ.
Dùng Measure Tool để vẽ đường thẳng BA và BC với điểm bắt đầu từ B. Kết quả bạn sẽ có số đo góc ABC trong Palette Info
8. Để trả lại thiết lập mặc định cho công cụ nào đó
bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng của nó trên thanh Options và chọn Reset
Tool.
9. Để thay đổi kích thước của bút vẽ tăng hoặc giảm, bạn nhấn [ hoặc ]; thay đổi độ mềm của cọ vẽ bạn nhấp Shift + ] hoặc Shift + [
Lệnh
1. Để áp dụng lần nữa một bộ lọc (filter) bạn nhấp
Ctrl + F và nếu muốn áp dụng lại bộ lọc đó với các thiết lập mới bạn nhấp Ctrl + Alt + F.
2. Để tạo 1 ảnh mới có kích thước bằng kích thước 1 ảnh
đang lưu trong Clip Board bạn nhấp Ctrl + N và trong Preset chọn Clipboard
3. Thay vì vào History Palette bạn có thể dùng Ctrl
+ Alt + Z và Ctrl + Shift + Z để tiến hành Undo và Redo các bước.
4. Sử dụng Alt + Backspace hay Ctrl + Backspace để
tô với nền là Foreground hay Background nhưng nếu bạn nhấp Shift + Backspace
thì sẽ mở hộp thoại Fill.
5. Bạn biết Ctrl + T dùng để thực hiện lệnh
Transform nhưng nếu bạn nhấp thêm Ctrl thì nó sẽ tạo ra bản copy của vật đó
cùng với lệnh transform đang active. Để thực hiện lại lệnh Transform bạn chọn
Ctrl + Shift + T .
6. Ctrl + J hoặc Ctrl + Shift + J sẽ copy hay cắt
vùng chọn để tạo lớp mới.
7. Để trộn bản Copy của toàn bộ các lớp với nền bạn
nhấp Ctrl + Alt + Shift + E --> làm như vậy các lớp vẫn còn nguyên.
8. Để không load các Plugin không cần thiết nhưng bạn
lại không muốn xóa chúng thì hãy đặt tên Folder đó với dấu ~ ( ngã ) ở đầu.
vd: Digimarc --> ~Digimarc
9. Để trả lại tất cả các thiết lập về mặc định bạn
hãy nhấp Ctrl+Alt+Shift khi đang khởi động PTS.
10. Để lưu các action lại dạng Text dùng để in ra bạn
giữ Ctrl + Alt rồi chọn trong Menu đổ xuống của Palette Action chọn Save
Actions (lưu ý: bạn phải luôn giữ chuột trái khi nhấp vào đó).
11. Để thực hiện Batch Process cho nhiều folder khác
nhau bạn chọn Include All Subfolders và tạo Shortcut của các Folder muốn áp dụng
Batch Process và đưa chung vào một folder sau đó áp dụng cho Folder tổng quát
bên ngoài đó.
12. Để thực hiện Batch Process cho nhiều Action bạn
hãy tạo 1 action mới ghi lại từng Batch Process sau đó cho chạy Batch Process
đó với Action vừa tạo.
13. Nếu hộp thoại Curve ( Ctrl + M ) có nhiều điểm
chọn – muốn dịch chuyển tịnh tiến chúng đồng thời thì ta nhấp thêm Shift.
14. Nhấp Shift + Ctrl khi PTS khởi động để chọn thêm
các Plug-in ngoài được nạp vào PTS
Vùng Chọn
1. Khi tạo vùng chọn hãy giữ Shift để tạo hình tròn
hay hình vuông, giữ Alt để vẽ vùng chọn từ tâm .
2. Ctrl + Shift + D để load lại vùng chọn vừa loại bỏ
3. Giữ Alt khi dùng với Polygon bạn có thể thực hiện
cả thao tác chọn theo kiểu đường hoặc chọn theo kiểu tự do.
4. Giữ phím cách (Space) để dịch chuyển vùng chọn
khi bạn vẫn đang tạo vùng chọn đó.
5. Sau khi tạo một vùng chọn bất kỳ bạn nhấp Shift
hay Alt để mở rộng hay thu hẹp vùng chọn đó với vùng chọn với và nếu bạn giữ cả
hai phím đó thì kết quả là vùng chọn mới sẽ giao với vùng chọn cũ.
6. Bạn giữ Ctrl và nhấp chuột vào một Layer thì cũng
biến nó thành một vùng chọn ,
7. Giữ Alt và Click vào biểu tượng Quick Mask để
chuyển đổi dạng xem của Mask là bên trong và bên ngoài.
8. Để đảo ngược vùng chọn tạo bởi Quick Mask ta giữ
thêm Alt khi chuyển Quick Mask thành cùng chọn.
Lớp
1. Để thay đổi Blending Mode thì các U nhấn phím tắt
Alt + Shift + Tên viết tắt của kiểu Blending đó, cụ thể tên như sau:
N = Normal K = Darken Q = Behind I = Dissolve G =
Lighten L = Threshold
M = Multiply E = Difference S = Screen X = Exclusion
R = Clear O = Overlay
U = Hue F = Soft Light T = Saturation W = Shadows H
= Hard Light C = Color
V = Midtones D = Color Dodge Y = Luminosity Z =
Highlights
B = Color Burn
2. Để nhanh chóng thay đổi Opacity của một lớp các bạn
hãy chuyển sang Move Tool đồng thời chọn lớp đó rồi nhấp số trên bàn phím: từ 0
đến 9 ứng với 0 là 100%, 9 là 90% - nếu bạn ấn nhanh 2 số vd: 3 và 4 thì sẽ là
34%.
Để tăng Opacity lên một đơn vị bạn nhấp chọn ô
Opacity sau đó dùng mũi tên lên xuống để tăng giảm một đơn vị, nếu giữ thêm
Shift sẽ tăng giảm 10 đơn vị.
3. Để ẩn tất cả các Layer chỉ để lại một Layer duy
nhất hãy giữ Alt và Click chuột vào biểu tượng con mắt của Layer đó .
4. Để loại bỏ liên kết của tất cả các lớp với lớp hiện
tại hãy giữ Alt và click vào biểu tuợng Paint Brush của lớp đó.
5. Giữ Alt và Click giữa hai lớp trong Layer Palette
để Group hai lớp với nhau.
6. Giữ Alt và Click vào thùng rác ( Trash ) thì lớp
đang được chọn sẽ bị xóa.
7. Giữ Alt và nhấp vào biểu tượng Fill Path và
Stroke Path phía dưới Path Palette để mở các hộp thoại tùy chỉnh của phần này.
8. Khi đang dùng Move Tool ( hay tạm nhấp Ctrl ) bạn
nhấp phải chuột màn hình và có thể chọn các lớp trong menu chuột phải nằm dưới
con trỏ chuột , Alt + Ctrl + Click chuột phải để chọn lớp trên cùng.
Về Duplicate
1. Sau khi chọn, bạn có thể kéo vùng chọn từ nơi ảnh
này sang ảnh khác.
2. Khi link hai layer với nhau bạn có thể kéo chúng
sang ảnh khác.
Bạn cũng có thể nhấp Ctrl + G để nhóm chúng với nhau
hay Ctrl + E để Merge hẳn chúng thành một layer duy nhất.
3. Có một điều thú vị với History đó là nếu bạn mở ảnh
1 sau đó kéo một cái thao tác bất kỳ có trong History của nó sang ảnh 2 thì ảnh
2 sẽ biến thành ảnh 1 với đúng trạng thái ảnh 1 đó tại thời điểm History đó -
cái này y như ta tạo Snapshot cho nó vậy.
Nếu bạn giữ Alt + Click vào cái trạng thái nào đó
thì nó sẽ Add thêm cái trạng thái đó vào History - các thao tác khác vẫn giữ
nguyên không bị mất như khi ta nhấp vào History thông thường: Nó còn gọi là
Duplicate State (nhân đôi trạng thái).
4. Trước khi áp dụng bộ lọc nên nhân bản lớp đó để
ta có thể xem và so sánh ngay hai trạng thái trước và sau khi áp dụng.
5. Nếu muốn tạo bản Copy (Duplicate) nhưng không
hiện lên hộp thoại hỏi đặt tên thì bạn giữ Alt sau đó di chuột vào phần Image
và vẫn giữ chuột, di tiếp đến Duplicate là nó sẽ tạo
ra bản Copy mà không hiện lên ô đòi đặt tên
Về Type
1. Nếu đang trong trạng thái Edit text thì nhấp Ctrl + T sẽ mở ra Palette của text để cho ta chỉnh các thiết lập của nó.
1. Nếu đang trong trạng thái Edit text thì nhấp Ctrl + T sẽ mở ra Palette của text để cho ta chỉnh các thiết lập của nó.
2. Để dấu vùng chọn ta nhấp Ctrl + H --> thuờng
dùng khi vùng chọn dạng text làm ta khó quan sát, vùng chọn nào đó nhỏ ..., hay
đơn giản ta thấy đàn kiến trông ... ngứa mắt.
3. Nhấp vào công cụ Text ( T ) sau đó nhấp một cái
vào text để chuyển sang chế độ Edit Text, nhấp đôi vào text trên màn hình để chọn
một từ trong đó, nhấp liền 3 cái để chọn một dòng, nhấp 5 cái để chọn cả tất cả
Paragraph Text.
4. Yêu cầu RAM trung bình để làm việc tốt với các
file dung lượng lớn đó là: dung lượng RAM cần = 5 lần dung lượng file PSD.
5. Đổi font hiệu quả: Chọn toàn bộ text muốn chuyển
font à sau đó chiếu sáng cái font đang dùng rồi dùng mũi tên lên xuống di chuyển
lên trên hay xuống dưới bạn sẽ thấy sự thay đổi của Font xuất hiện ngay trên
Text – cái này PTS 8 còn kém PTS 9 bởi vì PTS 9 có thể nhìn thấy ngay kiểu font
mẫu trong list xổ xuống.
6. Nhiều khi mành hóa type ( Rasterize ) nhưng sau
đó lại không muốn – mất công Undo à do đó ta nên nhân đôi lớp type đó trước khi
mành hóa.
7. Khi đang Edit Type mà muốn di chuyển nó ta chỉ cần
dịch chuột ra ngoài nó một tí là nó sẽ chuyển thành công cụ Move để ta dịch
chuyển ngay cái Text này.
8. Chọn Text sau đó giữ Alt và nhấp mũi tên sang
trái hay sang phải để tăng giảm khoảng cách các Text ( Tracking ).
9. Để xác định khung cho Paragraph Text – bạn nhấp T
sau đó giữ Alt và nhấp vào màn hình – ô hiện lên cho phép bạn nhập chiều cao và
chiều rộng của khung bao Paragraph Text.
10. Để xác định khung cho Paragraph Text – bạn nhấp
T sau đó giữ Alt và nhấp vào màn hình – ô hiện lên cho phép bạn nhập chiều cao
và chiều rộng của khung bao Paragraph Text.
Others
1. Không nên chỉnh ảnh ở CMYK vì nó bị mất màu – nên
chỉnh hoàn thiện trong RGB sau đó trước khi in mới chuyển qua CMYK.
2. Khử nhiễu ảnh KTS: ảnh KTS chủ yếu nhiễu trên
kênh Blue do đó ta nên chọn kênh này và áp dụng một chút Gausian Blur.
3. Để loại bỏ mắt đỏ ta dùng paint với Mode là Color
rồi tô lên mắt.
4. Để bóng đổ nhìn có vẻ thật hơn khi in thì trong
phần Drop Shadow nên cho Noise là khoảng 3 ( hay một số nhỏ khác gần như thế ).
5. Để đảm bảo một vùng là ảnh trắng thật sự thì ta
vào Level và nhập 250 thay cho 255 trong ô Input Level sau đó di chuột lên vùng
trắng ảnh va quan sát Palette Info xem đã là 0 hết chưa – nếu tất cả là 0/0 là
OK.
6. Khi chỉnh ảnh trong Ku ( Curve – Ctrl M ) nên chỉnh
cả sáng , bóng, nửa tông … luôn một thể để không gây áp lực lên ảnh.
7. Một số bộ lọc không áp dụng được cho CMYK nhưng vẫn
có thể áp dụng cho các kênh riêng lẻ - làm vậy có lâu hơn nhưng rất có ích.
8. Đặt Lens Flare đúng chỗ: Nếu muốn đặt Lens Flare
chỗ nào bạn di chuột đến điểm đó và xem tọa độ X, Y trong Palette Info à sau đó
vào Render / Lens Flare, trong ô Preview hãy giữ Alt và nhấp vào cửa sổ Preview
đó – sẽ hiện lên một hộp thoại để bạn nhập tọa độ X, Y à quá thú vị phải không
nào.
9. Không nên lưu ảnh dưới dạng JPG nhiều lần – chỉ
khi nào "ngon lành" rồi ta mới làm như vậy, nếu vẫn còn chỉnh thì nên
để PSD.
10. Để khi in màu hiện ra là siêu đen – chứ không chỉ
là đen đơn thuần ta chọn CMYK như sau: C=75, M=50, Y=50, K=100.
11. Nếu ta có ảnh to muốn thu nhỏ để đưa lên Web
nhưng vẫn đảm bảo độ sắc nét thì nên để nó ở 12,5% ; 25% hay 50% rồi dùng
chương trình chụp ảnh chụp lại ( hay nhấp Print Screen rồi paste vào PTS ) –
như vậy nét hơn.
Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục photoshop. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết hay trong mục tài liệu.
Tin tức liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét