Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Tạo mới một nét Bush mới trong Illustrator

Trong Adobe Illustrator  bạn có thể sử dụng công cụ Brush Tool để tạo ra những nét bút với các dạng khác nhau dựa trên các dạng cọ có sẵn, hoặc tự mình tạo lên những dạng cọ độc đáo phù hợp với những bản vẽ của mình. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo lên một số dạng có được dùng trong vẽ tranh minh họa. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về một số dạng cọ có trong Illustrator trước nha.
Chương trình cung cấp cho chúng ta bốn dạng cọ chính:
Hướng dẫn tạo nét Brush mới trong Illustrator| Tài liệu hoc Illustrator
– Calligraphic Brush: tạo ra những nét tự nhiên (giống như khi viết chữ đẹp) bằng cách mô phỏng độ nghiêng của đầu viết.
– Scatter Brush: tạo ra những nét vẽ bằng cách phân bổ các đối tượng dọc theo đường đi của path.
– Art Brush: tạo ra những nét vẽ bằng cách kéo dãn đều 1 đối tượng dọc theo chiều dài của path.
– Pattern Brush: lặp lại những mẫu hoa văn dọc theo đường đi của path.
– Bristle Brush: đầu lông cọ tự nhiên.
Tạo dạng cọ mới:
  Tạo dạng cọ Art BrushBạn hãy tự mình vẽ một đối tượng mà bạn muốn sau chuyển đối tượng đó thành một dạng cọ mới ( một Brush mới) có thể sử dụng ở trong những bài vẽ khác. Ở đây, mình vẽ một đối tượng hình giọt nước dài và chuyển nó thành một Brush mới bằng việc thực hiện một số thao tác sau.
- vẽ đối tượng mới -> Click chọn đối tượng. Mở bảng điều khiển Brush vào Window -> Brushes.
Hướng dẫn tạo nét Brush mới trong Illustrator| Tài liệu hoc Illustrator
– Trong Palette Brush bấm chọn chức năng New Brush hoặc chọn lệnh New Brush trong menu con của Palette.
– Chọn dạng cọ cần tạo mới trong hộp thoại New Brush –> Click Ok -> Xác lập các thuộc tính cho cọ mới trong hộp thoại xuất hiện tiếp theo.

Hướng dẫn tạo nét Brush mới trong IllustratorTạo một Brush dạng Scatter Brush:
- Làm tương tự như khi tạo nét cọ Art Brush, khi hộp thoại New Brush -> Click chọn Scatter Brush rồi nhấn Ok
Hướng dẫn tạo nét Brush mới trong Illustrator| Tài liệu hoc IllustratorXác lập các thuộc tính cho cọ mới trong hộp thoại xuất hiện tiếp theo.

Hướng dẫn tạo nét Brush mới trong Illustrator| Tài liệu hoc Illustrator

Và đây là kết quả:
Hướng dẫn tạo nét Brush mới trong Illustrator| Tài liệu hoc IllustratorTương tự các bạn cũng có thể tạo ra các Brush mới với các hình dạng khác nhau phù hợp để sử dụng khi vẽ các đối tượng khác trong Illustrator. Chúc các bạn thành công!
Các bạn muốn có kiến thức chuyên sâu về Adobe Illustrator và các phần mềm thiết kế đồ họa khác để có thể làm việc đúng với sở thích của mình hãy tham khảo khóa đào tạo thiết kế đồ họa in ấn hoặc các khóa học đồ họa liên quan tới các lĩnh vực khác như: đồ họa báo chí, đồ họa truyền thông, đồ họa kiến trúc, đồ họa thiết kế web....

Hiệu ứng đơn giản mà bạn có thể làm với CorelDraw

Trong các bài trước chúng ta tìm hiểu về các công cụ và các tạo ra một số hiệu ứng khá thú vị trong CorelDraw. Với bài hướng dẫn hôm nay chúng ta sẽ cung nhau tạo lên một hiệu ứng khá ấn tượng dành cho việc vẽ chữ trong CorelDraw, đó là tạo hiệu ứng chữ lưới cho những dòng chữ của bạn.

Đầu tiên hãy mở file mới, dùng công cụ Text Tool để viết chữ mà bạn muốn. Hãy chọn font chữ theo như hình vẽ hoặc bạn có thể chọn font chữ mà bạn thích.



Dùng công cụ Rectangle để vẽ lưới. Hãy vẽ các hình chữ nhật với kích thước bằng nhau, xếp chúng liền nhau cho tới khi kín hết phần chữ của bạn.



Group toàn bộ các hình chữ nhật đã vẽ coppy các hình đó và xoay nhóm hình chữ nhật 90 độ, chỉnh sao cho nhóm hình chữ nhật trên vừa với nhóm hình chữ nhật bên dưới



Tăng độ dày đường viền của lưới lên 2 pt, tô màu trắng cho lưới, hoàn thành :

Một số khóa học mà có thể bạn quan tâm.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Tạo chữ lửa bằng photoshop

Tài liệu học Photoshop
Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn bài hướng dẫn chi tiết làm chữ lửa cháy trong Photoshop. Xong  bài hướng dẫn này bạn có thể tạo ra những hình chữ quảng cáo logo nhìn bốc lửa cho chính mình.
Bước 1: Mở photoshop và Ctrl + N tạo một file mới chọn màu bacground là đen
Dùng công cụ text tạo ra chữ bạn muốn làm hiệu ứng bốc lửa, đảm bảo chữ màu trắng nhé và phông chữ thì tùy bạn lựa chọn.


Để lấy làm được hiệu ứng chữ bốc cháy trước tiên bạn phải tải hình bên dưới về để làm mẫu


 Nhấp chuột phải vào layer text của bạn chọn Rasterize type để chuyển layer text này thành dạng ảnh trong suốt


 Với từng ký tự (nhấn M). cắt từng ký tự ra một layer riêng ( mỗi ký tự một layer), đặt tên cho mỗi layer để dễ phân biệt với các kí tự khác


Bước 2: Nháy đúp vào layer chữ bất kỳ mở hộp thoại Blend lên nhập vào các thông số như các hình của bài hướng dẫn bên dưới nhé

Và cài đặt trong phần Color picker


 Select satin color



Màu ở mỗi phần các bạn nên đặt theo bài hướng dẫn để có hiệu ứng giống bải giảng nhất, còn phần phông chữ nếu bạn chọn khác thì size bạn sẽ cũng có những điều chỉnh cho vừa mắt.
Nhấp chuột phải vào layer đó rồi chọn copy layer style, giữ phím shift chọn hếtcác layer chữ rồi nhắp chuột phải chọn paste layer style để chép toàn bộ thông số cho tất cả các chữ còn lại


 Chọn tất các layer chữ nhấn ctrl + G để nhóm lại.
Bước 3: Mở nhóm ra, trong nhóm thực hiện các bước sau:



  • Ctrl + shift +N đặt tên theo một layer chữ để bạn dễ nhận ra
  • Kéo layer này xuống dưới layer chữ tương ứng
  • Chọn layer chữ bên trên nhấn Ctrl + E


Lặp lại tương tự cho từng chữ cái riêng biệt khác như hướng dẫn như trên

 Chọn filter/liquify
Và dùng Warp tool tạo biến đổi, chỉnh cỡ cọ nhỏ vừa đủ vì chỉ tạo biến đổi phần mép ngoài chữ thôi. Phần này tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của mỗi người sẽ tạo ra cho chữ của mình một kiểu cháy riêng và đẹp.Hướng dẫn này là kiểu lượn sóng

Bước 4:
Bạn đóng group đó lại, rồi tạo một mask cho nó
Sau đó dùng công cụ brush chọn màu đen, cỡ cọ càng to càng tốt . Đảm bảo vùng chọn đang là trên mask sau đó tô đen phần bên trên của tất cả các chữ, nếu bạn làm sai thì đổi sang màu trắng tô lại.


 Tiếp theo bạn mở file mà bạn vừa save trên phần đầu tiên... chọn Tab channels, sau đó ấn ctrl + chuột trái Click vào Channel green

Đặt nó lên 1 chữ nào đó
Bạn cần chỉnh, thu nhỏ, co kéo sao cho phù hợp với chữ bạn chọn
Tạo mask cho nó, rồi chọn brush bôi vào những phần lửa thừa ko cần thiết ( nhớ vùng chọn là mask)

 Sau đó nhân nó lên làm 3 layer (ctrl + J) như vậy bạn có 3 layer, chọn lần lượt 3 layer, layer ban đầu để opacity 50%, 2 layer còn lại chọn overlay.

 Và sản phẩm cuối cùng của chúng ta đã thực hiện được bài tạo chữ lửa cháy trong Photoshop rồi đúng không các bạn, hơi tỉ mỉ một chút nhưng mà cũng không khó khăn đúng không các bạn



Để có thể có nhiều bài hướng dẫn chi tiết hơn hãy vào kho tài liệu đồ họa của chúng tôi dành cho các bạn thật sự yêu thích thiết kế đồ họa, ngoài ra bạn muốn có người hướng dẫn chi tiết hãy đến với khóa học Photoshop.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Bắt đầu làm việc với Adobe Indesign

Ở bài trước chúng ta đã cùng nhau làm quen với giao diện làm việc và các phím tắt được sử dụng trong Indesign. Trong bài chia sẻ hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tạo lên những thiết lập cần thiết cho một phiên làm việc mới trên Indesign.
Đầu tiên chúng ta cần mỏ trình làm việc của Indesign lên trước. Sau khi Indesign khởi động xong chúng ta sẽ bắt đầu với những thao tác sau:




Tạo tài liệu mới
File/New/Document (Ctrl + N)

Tài liệu học thiết kế đồ họa với Indesign

Trong Indesign đơn vị đo mặc định là inch, ta nên chuyển sang mm để dễ tính toán và thao tác hơn, bạn làm như sau: Edit > Preferences > Units & Increment
Document Preset: Tên chế độ thiết lập
Save Preset: Lưu lại chế độ thiết lập (với các thông số riêng)
Number of Pages: số trang của file
Facing Pages: Sắp theo kiểu trang đôi
Master Text Frame: Tự tạo khung cho chữ
Page Size: Kích thước trang giấy (thường chọn khổ A4)
          Width, Height: Kích thước chiều ngang và chiều cao của trang
          Orientation: kiểu trang đứng hay nằm
Columns: Phân cột cho text trong 1 trang
          Number: số cột trong 1 trang
          Gutter: khoảng cách giữa 2 cột
Margin: Xác định các khoảng cách chừa lề
Bleed & Slug: Khoảng cách mở rộng đến rìa trang giấy khi in và khoảng cách dùng đánh số trang.
           Bleed là khoảng cách mà các bạn mở rộng đến rìa trang giấy khi in ấn (Chú ý các bạn không thực hiện được điều này nếu in bằng máy in laser).
          Slug là một phần mã hay một khoảng trống mà các bạn tạo ra để đặt số trang khi in tài liệu hoặc ghi chú thích
Tài liệu mở theo dạng này sẽ được lưu với phần mở rộng là *.indd
Tạo tài liệu mới gồm nhiều phần
File/New/Book
học thiết thiết lập phiên làm việc trên Indesign

Lệnh này thường được sử dụng khi mở một tài liệu gồm nhiều phần ví dụ như: Một quyển sách gồm nhiều trang, nhiều chương và được in bằng nhiều tay in. Khi đó các bạn cần ghép nhiều phần lại với nhau để hoàn thiện tài liệu. Khi tạo tài liệu bằng lệnh này các định dạng tài liệu sẽ được định dạng theo mặc định của chương trình. Tài liệu sẽ được lưu ngay khi các bạn tạo.
Tài liệu mở theo dạng này sẽ được lưu với phần mở rộng là *.indb
Tạo tài liệu mới dạng thư viện
File/New/Library

học thiết thiết lập phiên làm việc trên Indesign

Lệnh này dùng khi các bạn muốn mở một tài liệu và lưu thành dạng thư viện sau đó sử dụng lại nhiều lần.
Tài liệu mở theo dạng này sẽ được lưu với phần mở rộng là *.indl

Giao diện làm việc của Indesign

Giao diện làm việc của ID CS5

Các chế độ hiển thị
View > Screen Mode (W)
Normal: Hiển thị đầy đủ các chi tiết hổ trợ thiết kế như Guide, Grid..
Preview:  Hiển thị phần được in ra
Bleed: Hiển thị đến phần chừa lề
Slug: Hiển thị đến phần ghi chú
Presentation: Hiển thị full trang làm việc
Bạn có thể nhẫn Ctrl_0 hay click vào biểu tượng Hand để hiển thị kích thước 100%
View > Display Performance:  Hiển thị hình ảnh
Do file indesign thường có nhiều trang với lượng hình ảnh lớn, nặng file ...để có thể chạy tốt trên nhiều cấu hình máy tính khác nhau, indesign tạo ra nhiều chế độ hiển thị như
Chỉ hiển thị khung bao, viền ngoài mà không hiển thị hình nhấn tổ hợp phím tắt Alt+Shift+Ctrl+Z
Chỉ hiển thị hình ở độ phân giải thấp nhấn Alt+ Ctrl+Z
Hiên thị hình ảnh với chất lượng cao nhất  nhấn Alt+ Ctrl+H

Chúc các bạn học thiết kế đồ họa với Indesign thành công!

Tham khảo các chương trình đào tạo đồ họa tại Việt Tâm Đức